Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng cơ bản - MakerEdu Inventor Kit for Micro:bit

From MakerLab Wiki
Jump to navigation Jump to search

Hệ sinh thái MakerEdu

... về MakerEdu

MakerEdu Inventor Kit for Micro:bit

... hình bên ngoài bộ kit (vỏ hộp)

BBC micro:bit là một chiếc máy tính bỏ túi, có thể dễ dàng hiện thực hóa khả năng sáng tạo của bạn mà không cần nhiều kiến ​​thức về điện tử và lập trình. Có rất nhiều khả năng sáng tạo mà bạn có thể khai thác bằng micro:bit, từ rô-bốt đến nhạc cụ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra nhiều thứ hơn thì chỉ 1 micro:bit là không đủ. Đó là lý do tại sao chúng tôi giới thiệu Bộ MakerEdu Inventor Kit for Micro:bit cho bạn.

... giới thiệu về bộ kit

... nói tổng quát về các phần cứng và về các dự án

Icon-Info-White.png Ghi chú:
Điện áp đầu ra của micro:bit là khoảng 3.0V. Việc sử dụng nguồn trực tiếp từ micro:bit qua cổng micro-USB hoặc pin AA, để cấp nguồn cho Shield có thể gây ra sự cố cho các cảm biến & mô-đun MakerEdu, vốn yêu cầu điện áp đầu vào và dòng điện cao.

Để làm cho các loại cảm biến & mô-đun MakerEdu này hoạt động tốt, các bạn vui lòng sử dụng cổng micro-USB trên MakerEDU Shield để cấp nguồn cho cả Shield và microbit (như các adapter 5V hay bộ sạc pin dự phòng).

... hình cấp nguồn micro:bit hoặc pin AA, có dấu X đỏ

... hình cấp nguồn cho Shield, có dấu V xanh

Tổng quan về phần cứng

... hình chụp tất cả các món trong bộ kit

Danh sách các bộ phận

STT Shield Chức năng Số lượng
1 MakerEdu Shield for micro:bit Bởi vì micro:bit không có chuẩn kết nối của hệ sinh thái MakerEdu. Bạn cần dùng MakerEdu Shield, cho micro:bit thêm 6 cổng chuẩn 3 dây (P0, P1, P2, P13, P14, P15) + 2 cổng chuẩn 4 dây (P0+P1, P2+P8) + 2 cổng chuẩn I2C + 2 cổng điều khiển Motor + 2 cổng điều khiển Servo. Điều này cho phép các thiết bị MakerEdu (Module và Sensor) kết nối đến MakerEdu Shield và giao tiếp với micro:bit. 1
2 Khung xe (4 động cơ + bánh xe + gá siêu âm) _ ... 1
3 Motor quạt (cánh quạt + gá motor + domino) _ ... 1
4 Motor bơm nước (1 mét ống nước + domino) _ ... 1
5 Motor RC Servo 9G _ ... 1
6 Dây kẹp cá sấu Bộ dây kẹp dùng để kết nối các vật bên với các chân TOUCH (P0, P1, P2) của micro:bit. 4
7 Cáp Kết Nối MakerEDU XH2.54 3Wires 20cm Cable Sử dụng kết nối thiết bị MakerEDU với micro:bit qua chuẩn 3 dây. 3
8 Cáp Kết Nối MakerEDU XH2.54 4Wires 20cm Cable Sử dụng kết nối thiết bị MakerEDU với micro:bit qua chuẩn 4 dây hoặc chuẩn I2C. 1

... pic có đánh số thứ tự cho từng món (màu đen) cho Shield

STT Sensor Chức năng Số lượng
1 Cảm biến ánh sáng MKE-S03 Photo Diode light sensor Cảm biến ánh sáng được dùng sử dụng để phát hiện có bao nhiêu ánh sáng ở môi trường xung quanh. Cảm biến này là một Photodiode, đặc biệt nhạy cảm với các tia sáng cùng một hướng rọi thẳng vào mặt cảm biến. Nhờ đặc tính này, cảm biến dễ dàng phân biệt trạng thái sáng tối nhanh chóng, có thể dùng để đọc tín hiệu từ các đèn LED chớp tắt, như mã Morse, tín hiệu SOS, ... 1
2 Cảm biến ánh sáng quang trở MKE-S02 LDR light sensor Đây cũng là cảm biến ánh sáng, là một Light-Dependent-Resistor, có thể phát hiện các tia sáng đến từ nhiều hướng. Với đặc tính này, cảm biến có thể nhận ra những thay đổi nhỏ của ánh sáng, rất phù hợp dùng trong các ứng dụng cần theo dõi liên tục sự thay đổi ánh sáng của môi trường xung quanh. 1
3 Cảm biến khí gas MKE-S08 MQ-2 (LPG/CO/CH4) sensor Cảm biến Chemiresistors được dùng để phát hiện nồng độ của một loại khí trong không khí. Trong dòng cảm biến MQ, đây là một cảm biến MQ-2, rất nhạy cảm với các khí Gas (như LPG, CO, CH4, ...). Bạn có thể sử dụng trong các dự án phát hiện khí Gas, chống cháy hay cảnh báo cháy nổ, ... 1
4 Cảm biến độ ẩm đất MKE-S13 soil moisture sensor Đây thực chất là một cảm biến cảm ứng điện dung. Nó hoạt động bằng cách đo sự thay đổi điện dung gây ra bởi sự thay đổi chất điện môi, trong đó đất và nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến điện môi, từ đó có thể đo độ ẩm của đất cho cây trồng. Bạn có thể sử dụng cảm biến để quyết định xem cây trong vườn có cần tưới nước hay không, hoặc tự động hóa việc tưới cây, ... 1
5 Cảm biến siêu âm MKE-S01 Ultrasonic Distance Sensor Đây là một cảm biến gửi đi tín hiệu sóng siêu âm. Dựa trên khi nào (hoặc nếu) sóng âm này phản hồi về cảm biến, nó có thể cho biết khoảng cách đến một vật thể. Tính năng này có thể được sử dụng để xây dựng các dự án tạo ra các hiệu ứng khác nhau như ánh sáng, âm thanh, ... bằng cách thay đổi khoảng cách. 1
6 Cảm biến dò đường MKE-S10 CNY70 line follower sensor Được thiết kế cho rô-bốt đi theo đường line. Nó có một đèn LED phát hồng ngoại và một Phototransistor thu hồng ngoại. Dựa trên lượng hồng ngoại mà LED thu nhận được, nó có thể điều khiển rô-bốt đi theo vạch đen trên nền trắng hoặc ngược lại. 1

... pic có đánh số thứ tự cho từng món (màu xanh lá nhạt) cho Sensor

STT Module Chức năng Số lượng
1 Mạch nút nhấn MKE-M02 push button tact switch module Đây là một mô-đun nút nhấn "nhả", có nghĩa là nút này sẽ tự động quay về trạng thái mặc định ban đầu sau khi được thả ra. Bạn có thể sử dụng vào các ứng dụng cần thao tác điều khiển, như: bật tắt thiết bị, ... 1
2 Mạch led đơn MKE-M01 10mm single LED module Đây là một mô-đun đèn LED. Có tất cả 4 loại màu khác nhau (Đỏ, Vàng, Xanh, Trắng). Bằng cách cấp nguồn cho LED với một giá trị điện áp nhất định. Bạn có thể điều khiển bật tắt và cả điều chỉnh độ sáng của LED. 4
3 Mạch biến trở MKE-M04 potentiometer module Đây là 1 mô-đun biến trở 10k Ohm, khi bạn xoay núm vặn, giá trị của biến trở sẽ thay đổi. Điều này làm cho tín hiệu ngõ ra thay đổi tuyến tính dựa theo góc xoay (0° ~ 300°). Bạn có thể sử dụng mô-đun này để điều khiển tốc độ, độ sáng, âm lượng, ... hoặc bất kỳ thông số nào khác. 1

... pic có đánh số thứ tự cho từng món (màu vàng nhạt) cho Module

Các kiến thức nền tảng với micro:bit

Bạn cần biết một số kiến ​​thức cần thiết nếu đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc với Micro:bit. Bạn có thể nhấp vào đây để xem thêm về Micro:bit.

Micro:bit được cung cấp 2 cách lập trình trên phần mềm MakeCode, lập trình dạng kéo thả khối (block-based coding)ký tự (text-based coding) như: Python, Javascript.

Bởi vì lập trình kéo thả khối có đồ họa nên rất dễ học. Vì vậy, toàn bộ hướng dẫn các dự án cho bộ Kit sẽ dựa trên ngôn ngữ Block.

Chuẩn bị

Đây là 2 bước đơn giản trước khi bạn khám phá bộ Kit của chúng tôi, sau đó chúng ta có thể bắt đầu các dự án.

Bước 1: mở phần mềm MakeCode

Bạn nhấp vào đây để mở trên trình duyệt. Vào [New Project] tạo dự án mới, và bạn sẽ thấy một giao diện lập trình trên trang web.

Bước 2: thêm Extension MakerEdu

Bạn làm theo các hướng dẫn trong bài này.

Bắt đầu dự án

Các dự án được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần, với các bạn mới bắt đầu, chúng ta nên làm qua từng bài từ dưới lên.

Mức độ dễ (Easy)

Mức độ trung bình (Medium)

Mức độ khó (Hard)