Giới thiệu về mạch Micro:bit và phần mềm MakeCode

From MakerLab Wiki
Jump to navigation Jump to search

Mạch Micro:bit là gì?

Mạch Micro:bit có thể coi như một chiếc máy tính thu nhỏ giúp bạn có thể tìm hiểu về cách phần cứng và phần mềm hoạt động cùng nhau, nó tích hợp các thành phần cơ bản như đèn Led, nút nhấn và các chân giao tiếp để khi bạn lập trình nó sẽ hoạt động theo mong muốn của bạn, các mạch Micro:bit phiên bản mới nhất còn được tích hợp thêm Microphone và Loa để đó thể thu nhận và phát tín hiệu âm thanh, bạn có thể tham khảo thêm tại trang chủ Micro:bit và xem video giới thiệu về Micro:bit dưới đây:

Bạn cần gì để bắt đầu sử dụng mạch Micro:bit?

Về phần cứng

  1. Mạch Micro:bit và cáp USB để cấp nguồn và nạp chương trình cho mạch nếu sử dụng máy tính.
  2. Nếu cấp nguồn bằng pin bạn cần thêm hộp pin và 2 viên pin AAA.
  3. Máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại để có kết nối Internet để chạy phần mềm lập trình MakeCode.
  4. Các phụ kiện: dây cáp nối tín hiệu, đèn Led, nút nhấn,...hoặc các loại mạch kết nối đi kèm như Mạch MakerEdu Shield for Micro:bit để thực hiện các dự án.

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm và phụ kiện cho Micro:bit tại đây.

Về phần mềm

  1. Tìm hiểu về phần mềm MakeCode và các ngôn ngữ lập trình hỗ trợ tại đây.
  2. Cách kết nối và nạp chương trình cho mạch Micro:bit trên máy tính với phần mềm MakeCode.
  3. Cách kết nối và nạp chương trình cho mạch Micro:bit trên điện thoại, máy tính bảng với phần mềm MakeCode.
Microbit Go V2 Kit
Microbit Go V2 Kit

Giới thiệu về phần mềm MakeCode

MakeCode là phần mềm được sử dụng để lập trình cho các mạch Micro:bit, MakeCode hỗ trợ lập trình dạng kéo thả khối (block-based coding) và ký tự (text-based coding) như: Python, Javascript,... Để sử dụng MakeCode các bạn không cần cài đặt mà có thể chạy trực tiếp tại Website: makecode.microbit.org

Giao diện MakeCode

Simulator (Vùng giả lập)

Nằm ở phía bên trái của màn hình bạn sẽ thấy một Micro:bit "ảo", nó sẽ hiển thị chương trình của bạn trông như thế nào khi chạy trên một micro:bit thực, ngoài ra có một nút trượt ở sát mép phải ngoài vùng, để ẩn hay hiện tính năng giả lập này.

Toolbox (Hộp công cụ)

Nằm ở giữa màn hình chứa danh mục các khối lệnh lập trình, mỗi danh mục chứa một số khối có thể kéo thả vào "không gian làm việc" lập trình ở bên phải. Ngoài các khối lệnh cơ bản của MakeCode, khi bạn bấm vào mục [Advanced], bạn sẽ thấy thêm các khối lệnh nâng cao.

Và cuối cùng, là về mục [Extensions], cho phép bạn lựa chọn thêm các "khối lệnh mở rộng" của các nhà phát triển cộng đồng.

Workspace (Không gian làm việc)

Nẳm ở bên phải màn hình là Không gian làm việc lập trình, nơi bạn sẽ tạo chương trình của mình, các chương trình được xây dựng bằng cách ghép các khối lại với nhau trong khu vực này.

Top title bar

  • Code Editor Language: để lựa chọn ngôn ngữ lập trình, như Blocks, JavaScript, Python,...
  • Home: giúp chuyển đến "Màn hình chính", để bắt đầu một dự án mới, hoặc mở một dự án hiện có lưu sẵn trên thiết bị.
  • Publish: dùng khi bạn cần xuất bản dự án của mình để chia sẻ hoặc nhúng dự án vào các trang web khác.
  • Help: cung cấp các thông tin hỗ trợ bạn sử dụng công cụ lập trình này.
  • More: các chức năng khác

Bottom title bar

  • Download: cho nạp chương trình của bạn xuống Micro:bit, hoặc tải file chương trình HEX lưu về thiết bị.
  • Save: đặt tên cho dự án của bạn và lưu nó vào thiết bị của bạn.

Tham khảo